CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y NĂM THÁI

Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi và dịch tả lợn cổ điển

Dịch tả lợn cổ điển có tên chính thức là Pestis Suum (PS), nhưng do tính nguy cấp của nó nên một số tác giả đặt tên là Hog Cholera (HC). Ngày nay, bệnh phổ biến trên toàn thế giới và được gọi là Dịch tả lợn cổ điển (Classical Swine Fever – CSF) và bệnh được xếp vào loại nguy hiểm bậc nhất từ xưa đến nay do một loại virus thuộc Togaviridae, họ Flaviridae, nhóm Pestisvirus chứa ARN. Bệnh có 5 thể biểu hiện phụ thuộc vào độ độc lực của căn nguyên, giống và lứa tuổi lợn, sức đề kháng của lợn và hình thức chăn nuôi lợn.

Dịch tả lợn Châu Phi cũng là một bệnh nhiễm trùng huyết truyền nhiễm đại lưu hành có tên chính thống là Pestis African Suum (PAS) hoặc African Swine Fever (ASF) và đây cũng là bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm, thậm chí còn khốc liệt hơn so với Dịch tả lợn cổ điển bởi nó có thể gây chết 100% lợn trong vòng 3-4 ngày (ở thể quá cấp). Bệnh cũng có 5 thể biểu hiện do virus thuộc nhóm Myxovirus chứa AND.


Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi và dịch tả lợn cổ điển

PHÂN BIỆT DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN (CLASSICAL SWINE FEVER – CSF) VỚI DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI (AFRICAN SWINE FEVER – ASF) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỪ XA

                                                                                                   PGS.TS LÊ VĂN NĂM

  1. Đặt vấn đề và giới thiệu bệnh

Năm 1921 Montgomery thông báo có một bệnh dịch mới vừa hao hao giống Dịch tả lợn cổ điển lại vừa có những nét khác biệt: Bệnh xảy ra cấp tính hơn, nhanh hơn và tỷ lệ chết khốc liệt hơn ở lợn thuộc Cộng hòa Kenya. Năm 1928, bệnh mới này lây nhanh xuống miền nam Châu Phi, đặc biệt giai đoạn 1933-1934, bệnh dịch mới làm chết hơn 11000 con lợn, có xu hướng lan rộng và không kiểm soát được. Từ đây, một số tác giả đặt tên cho bệnh là bệnh Montgomery sau đó quốc tế quy định đặt lên là Dịch tả lợn Châu Phi (African Swine Fever – ASF) để phân biệt với DTL cổ điển (Classical Swine Fever).

Năm 1957, ASF lan ra ngoài châu Phi đến Bồ Đào Nha với 433 ổ dịch, làm chết 19.989 con lợn. Đến 1960, đợt dịch thứ hai lại nổ ra tại nước này với 306 ổ dịch, gây chết 22.787 lợn. Từ đây, Dịch tả lợn Châu Phi nhanh chóng lan sang Tây Ban Nha, Italia, , Pháp và Bỉ .. Năm 1972, bệnh đã xuất hiện ở Cuba, lần đầu tiên ở châu Mỹ, sau đó lan sang Haiti.Sang thế kỷ XXI bệnh lây lan sang các nước vùng Đông Âu và Liên xô (cũ). Mặc dù các biện pháp quyết liệt được áp dụng, bệnh cứ dai dẳng tồn tại ở các nước này.

Tại Châu Á, bệnh nổ ra lần đàu tiên tại thành phố Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) vào đầu tháng 8/2017. Biết được tính chất nguy hai của bệnh các biện pháp quyết liệt nhất (tiêu diệt toàn bộ lợn trong khu vực có dịch) đã được áp dụng. Tuy hiên trong vòng một tháng ASF lan xuống Hà Nam, Giang Tô rồi lan ngược đến Hắc Long Giang (các địa điểm cách nhau trên 1000 Km đường chim bay). Ở thời điểm hiện tại (9/2018) ASF đã lây ra 6 tình (Liêu Ninh, HawcsLong Giang, Giang Tô, Gà Nam, Chiết Giang và an Huy) tổng số 22 ở dịch đã được phát hiện, gây chết cho 897 lợn trong số 2,785 lợn bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy gần 40,000 lợn trong các ổ dịch. Các tổ chức quốc tế như FAO, OIE (Tổ chức Thú y thế giới) cảnh báo nguy cơ dịch sẽ lây lan sang các nước khác thuộc châu Á TRong đó có Việt Nam. Để có thêm hiểu biết về Dịch tả lợn Châu Phi, chúng tôi giới thiệu một số nội dung phân biệt giữa Dịch tả lợn cổ điển (CSF)  với Dịch tả lợn Châu Phi (ASF).

  1. Phân biệt Dịch tả lợn cổ điển với Dịch tả lợn Châu Phi

2.1. Khái niệm:

Dịch tả lợn cổ điển có tên chính thức là Pestis Suum (PS), nhưng do tính nguy cấp của nó nên một số tác giả đặt tên là Hog Cholera (HC). Ngày nay, bệnh phổ biến trên toàn thế giới và được gọi là Dịch tả lợn cổ điển (Classical Swine Fever – CSF) và bệnh được xếp vào loại nguy hiểm bậc nhất từ xưa đến nay do một loại virus thuộc Togaviridae, họ Flaviridae, nhóm Pestisvirus chứa ARN. Bệnh có 5 thể biểu hiện phụ thuộc vào độ độc lực của căn nguyên, giống và lứa tuổi lợn, sức đề kháng của lợn và hình thức chăn nuôi lợn.

Dịch tả lợn Châu Phi cũng là một bệnh nhiễm trùng huyết truyền nhiễm đại lưu hành có tên chính thống là Pestis African Suum (PAS) hoặc African Swine Fever (ASF) và đây cũng là bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm, thậm chí còn khốc liệt hơn so với Dịch tả lợn cổ điển bởi nó có thể gây chết 100%  lợn trong vòng 3-4 ngày (ở thể quá cấp). Bệnh cũng có 5 thể biểu hiện do virus thuộc nhóm Myxovirus chứa AND.

2.2. Những căn cứ cơ bản dùng để chẩn đoán phân biệt giữa Dịch tả lợn cổ điển (CSF) và Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)

2.2.1. Căn nguyên gây bệnh

Đặc điểm căn nguyên

Dịch tả lợn cổ điển (CSF)

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)

Nguồn gốc

Virus thuộc Togaviridae, họ Flaviridae, nhóm Pestisvirus

virus thuộc nhóm Iridoviridae, họ Myxovirus (Asfarviridae)

Cấu trúc cơ bản

có màng lipit bao phủ. Kích thước lớn, đường kính đến 100nm

Nhân chứa ARN

Cũng có màng bao....?

Kích thước nhỏ, đường kính 10-30nm

Nhân chứa ADN

Tính chất kháng nguyên

virus chỉ có một type huyết thanh với nhiều biến chủng

Virus có nhiều type huyết thanh (serotype) với độc lực rất khác nhau (16 genotype)

Tồn tại trong cơ thể lợn và sức đề kháng

Virus tồn tại trong mọi cơ quan, tổ chức trong cơ thể và trong suốt cuộc đời lợn

Ngoài môi trường, virus có sức sống dẻo dai

Virus có sức sống rất tốt cả ở trong và ngoài cơ thể lợn. Trong cơ thể, chúng có thể tồn tại suốt cuộc đời lợn

 

2.2.2. Đặc điểm dịch tễ

Chỉ tiêu so sánh

Dịch tả lợn cổ điển (CSF)

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)

Đặc điểm dịch

 

Bệnh CSF hiện nay đã trở thành bệnh dịch địa phương (enzootic) có nghĩa là dịch nổ ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh thấp, tỷ lệ tử vong thấp

Khi xuất hiện lần đầu thì ở đó là dịch lưu hành (epizootic ). Tỷ lệ tử vong luôn là 100%.  Có nguy cơ gây ra đại dịch (Panzootic)

 

Loài lợn mắc bệnh

Lợn nhà và lợn rừng

Lợn nhà và lợn rừng

Tuổi lợn mắc bệnh

Tất cả lợn thuộc mọi lứa tuổi

Tất cả lợn thuộc mọi lứa tuổi

Nguồn bệnh và Vec tơ truyền bệnh

- Lợn ốm đã khỏi và mang trùng

- Dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống bị nhiễm căn nguyên

- Con người, động vật gặm nhấm,....

- Lợn bệnh, sản phẩm thịt lợn, thức ăn chăn nuôi

- Dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống bị nhiễm căn nguyên

- Con người, động vật gặm nhấm,..

Lây truyền qua ve.

Mùa vụ mắc bệnh

Quanh năm, nhưng ở miền Bắc Việt Nam, bệnh thường xảy ra hơn vào các tháng mưa phùn gió bấc

Quanh năm, không phụ thuộc mùa, khí hậu

Hình thức chăn nuôi và quy mô chăn nuôi

Bệnh đã và đang xảy ra ở mọi hình thức chăn nuôi và quy mô chăn nuôi

Bệnh xảy ra không phụ thuộc vào hình thức chăn nuôi và quy mô chăn nuôi

Đường truyền lây

- Tiếp xúc trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn khỏe

- Qua thức ăn, nước uống, không khí,...

- Tinh dịch giao phối,...

- Vết trầy xước trên da

- Tiếp xúc trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn khỏe

- Qua thức ăn, nước uống, không khí,...

- Tinh dịch giao phối,...

- Côn trùng hút máu,...

- Vết trầy xước trên da

 

2.2.3. Triệu chứng lâm sàng cơ bản

Chỉ tiêu so sánh

Dịch tả lợn cổ điển (CSF)

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)

Thời gian ủ bệnh

Từ 2-6 ngày đến hàng tháng

Từ 5-10 ngày

Tính chất xuất hiện

Xuất hiện từ từ

Xuất hiện hết sức đột ngột

Mức độ lây lan

Lây lan từ từ trong trại

Lây lan rất nhanh trong trại

Các thể biểu hiện

Có 5 thể biểu hiện

Có 5 thể biểu hiện

a) Thể quá cấp tính

Sốt

Sốt cao 41-41,50C, sốt li bì, kéo dài cho đến lúc chết. Thời gian bệnh kéo dài 2-3 ngày và có thể kéo dài 5-7 ngày

Sốt đột ngột rất cao. 42-430C. Lợn bệnh sốt cho đến lúc chết và thời gian không quá 4 ngày

Thể trạng

Hầu như không thay đổi, không sút cân mặc dù lợn giảm hoặc bỏ ăn, nằm run, có thể thấy xuất huyết điểm trên da

Mặc dù sốt rất cao nhưng 1-2 ngày đầu bị bệnh lợn vẫn ăn uống, đi lại bình thường khiến người chăn nuôi ít phát hiện ra bệnh. Nhưng ngay sau đó lợn gầy sút nhanh, nằm bẹp, thở dốc và chết tức tưởi, chết đột ngột trong 24h sau

Xác chết

Xác chết chậm cứng

Xác chết rất nhanh cứng

b) Thể cấp tính và dưới cấp tính

Sốt

Thân nhiệt tăng từ từ:  từ 390C → 40,50C→ 410C → 41,50C. Thời gian tăng thân nhiệt đến đỉnh điểm thường mất 3 ngày và hầu như không vượt quá ngưỡng 41,50C.

Thân nhiệt tăng nhanh chóng, từ từ 390C → 42, 430C chỉ trong vòng vài tiếng và sốt cao duy trì cho đến khi chết

Ăn, uống

Giảm ăn từ từ nhưng thay đổi hoàn toàn sự ngon miệng, thích ăn linh tinh nhất là rau tươi xanh. Hiện tượng giảm ăn từ từ kéo dài nhiều ngày cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu khác trước khi chết

Tăng cảm giác khát nước và uống nhiều nước

Trong 2-3 ngày đầu mắc bệnh dù sốt rất cao nhưng lợn bệnh vẫn ăn/uống, đi lại bình thường khiến người chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật không phát hiện ra bệnh

24-48h trước khi chết, lợn bỏ ăn hoàn toàn, nằm bẹp, suy sụp nhanh, khó thở, gầy xọp trông thấy

Đại tiểu tiện

Có hai loại biểu hiện: Dịch tả khô và dịch tả (tiêu chảy)

- Dịch tả khô được biết đến trong suốt quá trình ốm, chiếm trên 90% các trường hợp. Lợn bệnh đi ngoài khó, táo bón có màng nhầy và chỉ xuất hiện tiêu chảy trước khi chết.

- Dịch tả theo đúng nghĩa là tiêu chảy với các màu sắc phân khác nhau (xám, nâu, vàng, ghi đen xen lẫn,...) với mùi khắm đặc trưng. Tuy nhiên, lợn bệnh không cảm thấy đau khi đại tiểu tiện

Táo bón xen kẽ tiêu chảy hoặc ngược lại

Trong phân thấy nhiều trường hợp bị lẫn máu hoặc kèm theo máu

Lợn cảm thấy rất đau đớn khi đại tiểu tiện

Gỉ mắt

Luôn kèm theo gỉ mắt nâu, mắt đỏ

Nước mắt đặc và thường thành mủ - ken mắt màu trắng ngà, vàng  ngà

Nước mũi

Gương mũi luôn khô, rất ít khi thấy nước mũi chảy ra mặc dù lợn hay hắt hơi, ho.

Nước mũi chảy nhiều và nhanh chóng thành mủ, đôi khi lẫn máu tươi hoặc chảy máu cam.

Triệu chứng viêm phổi

Viêm phổi lúc đầu rất nhẹ, đến khi gần chết thì nặng hơn nên lúc đầu lợn bệnh hay hắt hơi sau chuyển thành ho khan.

Nhịp tim, nhịp thở đều tăng.

Viêm phổi xuất hiện ngay sau vài ngày sốt cao với các cơn ho ướt kéo dài. Lợn rất khó thở và bị đau vùng phổi khi sờ nắn.

Nhịp tim, nhịp thở tăng mạnh.

Xuất huyết dưới da

Sau 3-4 ngày mắc bệnh thì xuất hiện các nốt xuất huyết li ti trên da. Lúc đầu chỉ ở các vùng da mềm như gốc tai, bụng, bẹn, háng,... sau đó thấy ở các phần khác của cơ thể. Một vài ngày tiếp theo, các nốt xuất huyết to dần, từ bằng hạt kê đến hạt gạo, chuyển sang thâm tím rồi hoại tử tạo thành vảy màu nâu.

Tím tai, tím mõm là bệnh chứng của Dịch tả lợn cổ điển

Trước khi chết 1-2 ngày,  xuất hiện các nốt xuất huyết trên da mềm (bụng, bẹn, háng,...) giống như ở CSF nhưng khác ở chỗ các nốt xuất huyết nhanh chóng lan to thành từng đám với màu xanh tím thâm và bị hoại tử, chảy rỉ dịch giống như biến đổi này ở bệnh Tai xanh.

Tím tai, tím mõm, bụng bẹn thường xuyên thấy ở ASF

Vận động

Lợn mới mắc bệnh hay nằm, nghiến răng. Đến khi gần chết, lợn bị bại mông, đi lại khó khăn, xiêu vẹo, đi tréo khoeo

Giai đoạn đầu của bệnh, lợn đi lại bình thường. 24-48h trước khi chết,lợn nằm bẹp, rất đau khi buộc phải đứng lên và cũng có dáng đi đánh võng giống như CSF

Tỷ lệ chết

 10-100% tùy độc lực vi rút và tình trạng miễm dịch

100%

c) Thể mạn tính

 

Bệnh kéo dài nhiều tuần và chủ yếu do thể dưới cấp tính chuyển sang hoặc ở những đàn lợn đã được tiêm phòng vắc xin dịch tả rồi nhưng đáp ứng miễn dịch chưa tốt, chưa đảm bảo

 

Chỉ có ở lợn rừng

Sốt

Thân nhiệt tăng nhẹ 40-40,80C

Hoặc giảm từ 41,50C( thể cấp và dưới cấp) xuống 40,5-40,80C. Đôi khi lợn bị sốt ngắt quãng (giống bệnh Lepto) tức là lúc sốt nhẹ, lúc không sốt

Thân nhiệt tăng đến 420C, sau đó hạ dần xuống 40,8-410C và kéo dài nhiêu ngày. Một số lợn khỏe lại, một số khác thân nhiệt giảm dưới 390C và chết

Ăn/uống

Giảm ăn, thay đổi khẩu vị, uống nhiều nước và thích nước bẩn, bụng đói, hóp hai hông

Lúc đầu mới bị bệnh, lợn vẫn ăn uống bình thường, sau giảm ăn. bỏ ăn hoàn toàn rồi chết

Đại tiểu tiện

Phần lớn lợn bệnh bị táo bón nặng, phân lổn nhổn rắn chắc luôn kèm theo màng nhầy mũi, thậm chí kèm theo cả mảng niêm mạc ruột hoặc lẫn máu. Một số lợn khác bị tiêu chảy với màu phân rất khác nhau: ghi, xám đen, vàng nâu, hoặc lẫn màu xen kẽ, đôi khi có máu

Mùi phân dịch tả rất đặc biệt

Khi mới bị bệnh, lợn đi đại tiểu tiện bình thường nhưng vài ba ngày sau thì xuất hiện một số lợn táo hoặc tiêu chảy và chúng cảm thấy rất đau khi đại tiểu tiện. Dù phân táo hay lỏng cũng thường thấy có lẫn máu

Gỉ mắt

Mắt đỏ kèm theo gỉ mắt màu nâu trong khi lợn vẫn ăn uống như bình thường là triệu chứng đặc trưng của CSF

Mắt đỏ kèm theo gỉ mủ màu trắng đục là triệu chứng đặc trưng của ASF

Nước mũi

Mũi khô, rất ít khi có dịch mũi

Mũi chảy mủ là bệnh chứng thường xuyên của ASF, đôi khi lẫn máu hoặc bị chảy máu cam

Viêm phổi

Viêm phổi mãn tính thể nhẹ. Thi thoảng ho, ho ngắt quãng, ho khô

Viêm phổi mạn tính thể trung bình. Thường xuyên ho, ho kéo dài thành cơn, ho ướt

Xuất huyết dưới da

Da khô, quăn, lông xù,...

Các điểm xuất huyết đã tạo thành vảy nâu và bong tróc, tuy nhiên hiện tường tím bầm ở gốc tai, bụng, bẹn, mõm vẫn tồn tại và hoặc nhẹ dần ở những lợn tự khỏi bệnh hoặc nặng lên khi lợn chết

giống như ở thể dưới cấp nhưng mức độ nhẹ hơn

Vận động

Các biểu hiện vận động như ở thể dưới cấp nhưng mức độ bại mông, đi xiêu vẹo nhẹ hơn rất nhiều

Giống như ở CSF

Tỷ lệ chết

10- 100% tùy vào mức độ bội nhiễm bệnh thứ phát, độc lực vi rút và trạng thái miễn dịch của lợn.

 100% ở lợn thuần hóa.

Thể ẩn bệnh (thể mang trùng, thể không điển hình)

 

 

 

Thể ẩn bệnh hay còn gọi là thể mang trùng hay thể không điển hình thường xảy ra khi trang trại đã qua một vài đợt dịch, năm dịch và lợn khỏi bệnh mang trùng hoặc lợn con đã được tiêm phòng vắc xin trước 30 ngày tuổi hoặc lợn lớn đã được tiêm vắc xin nhưng vẫn bị virus cường độc xâm nhiễm

 

Chỉ có ở lợn rừng.

Đối với lợn con sơ sinh

Khi mới sinh, chúng khỏe mạnh, béo tốt, bủ khỏe nhưng sau hơn 1 tuần tuổi chúng thường hay bị run, thiếu linh hoạt, đi lại không vững, xù lông, giảm bú, còi cọc và chết yểu lúc 3-4 tuần tuổi

Hầu hết lợn con sơ sinh đều chết sau 7-10 ngày chào đời với các biểu hiện nóng sốt nhưng lại hay bị run rẩy, đi lại liêu xiêu, bỏ bú, tiêu chảy và suy nhược

Đối với lợn nái chửa, nái đẻ

Xuất hiện lác đác sảy thai hoặc đẻ non hoặc thai chết lưu trong đàn nái chửa

Lợn bệnh lúc ăn lúc bỏ ăn hoặc giảm ăn, sốt ngắt quãng nên không chăm con tốt như nái khỏe

Do nái chửa và nái đẻ bị sốt ngắt quãng nên lợn bệnh lúc ăn, lúc không

Xuất hiện chảy nước mũi, nước mắt và thi thoảng kèm theo ho hoặc hắt hơi (rất giống các biểu hiện ở bệnh Cúm lợn)

Tỷ lệ ốm và chết

Phụ thuộc vào bệnh kế phát

 Bản thân vi rút ASF gây chết 100% lợn thuần hóa.

 

2.2.4. Bệnh tích

Chỉ tiêu so sánh

Dịch tả lợn cổ điển (CSF)

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)

Xuất huyết, chảy máu

- Xác chết chậm cứng, không thấy các chất tiết dịch chảy ra từ các lỗ tự nhiên

- Xuất huyết điểm hoặc tràn lan ở da, niêm mạc, màng bao các cơ quan nội tạng (thanh quản, khí quản, hầu, tim, phổi, phúc mạc,...)

- Xuất huyết thận là bệnh lý đặc trưng của CSF

- Xác chết bị cứng rất nhanh, nhiều khi thấy máu, mủ chảy ra ở mũi, miệng, hậu môn,...

- Xuất huyết da có xu hướng lan rộng và nhanh chóng bị hoại tử màu xanh tím giống như ở bệnh Tai xanh

- Máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên (giống như ở bệnh Nhiệt thán)

Phổi

Viêm tụ huyết, xuất huyết và bị gan hóa màu nâu đỏ

- Lồng ngực chứa nhiều dịch thẩm xuất màu đỏ lẫn máu.

- Trên bề mặt phổi thấy vô số xuất huyết điểm, phổi bị phù và chứa nhiều nước

Gan

Gan không sưng nếu như không bị bệnh kế phát

Gan sưng to gấp đôi bình thường. Mép gan tù. Các thùy gan đỏ thẫm hoặc có màu vàng.Khi cắt gan thấy màu loang lổ với rất nhiều điểm xuất huyết.

Lách

Do tắc mạch nên lách bị nhồi máu hình răng cưa. Bề mặt lách có nhiều ổ xuất huyết lồi to bằng hạt đậu ván. Khi cắt ngang lách có rất nhiều máu chảy ra

Lách sưng to gấp rưỡi, đầu lách tù. Tủy lách có màu đỏ thẫm, mềm nhũn. Dưới vỏ lách thấy vô số xuất huyết điểm và cũng bị nhồi huyết

Thận

Thận trắng bệch hoặc nhạt màu với vô số điểm xuất huyết

Thận bị thâm hoặc nhợt nhạt, xuất huyết điểm dưới màng thận

Tim

Màng tim và cơ tim bị xuất huyết điểm

Khoang ngực chứa nhiều dịch thẩm xuất lẫn máu. Tim luôn to hơn bình thường, tim bơi trong bao dịch thẩm xuất màu vàng đục chứa nhiều sợi fibrin. Màng tim và cơ tim, vành tim có nhiều điểm xuất huyết (giống như ở bệnh Tụ huyết trùng)

Ruột

Ruột bị viêm xuất huyết tràn lan đến hoại tử tập trung ở đoạn van hồi manh tràng. Ruột già có nhiều ổ hoại tử hình xoáy ốc

Khoang bụng chứa nhiều dịch thẩm xuất đỏ,

Niêm mạc ruột non đỏ tấy (viêm xuất huyết) có xu hướng chuyển sang viêm hoại tử,

Các biến đổi ở ruột già hoàn toàn giống như CSF

Ruột thừa phình rất to

Hạch lâm ba

Các hạch phổi, trung thất, ruột, Amidal,... đều sưng, bị xuất huyết lốm đốm như đá hoa vân đỏ thẫm

Các hạch lâm ba sưng rất to, đỏ tấy. Khi cắt đôi thấy chất chứa đặc sệt hoặc toàn máu

Bào thai

Ở nái chửa, đẻ đôi khi bào thai bị chết, thai khô (thai gỗ)

Ở thể quá cấp, cấp và dưới cấp không quan sát thấy bào thai chết lưu (thai gỗ) mà chỉ thấy thai chết tươi cùng nái mẹ

 

2.2.5. Xét nghiệm máu

Chỉ tiêu so sánh

Dịch tả lợn cổ điển (CSF)

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)

Một số chỉ tiêu công thức máu

- Bạch cầu tổng số giảm mạnh từ 19-21.000 xuống dưới 9.000/ml máu

- Hồng cầu bị phá vỡ làm tăng Haemoglobin và Bilirubin

Thoái hóa bạch cầu đơn nhân quanh mao mạch với các dạng:

- Phá hủy nhân tế bào (Cariopicnosis)

- Xé nát nhân tế bào (Carioresis)

- Phân hủy nhân tế bào (Cariolysis)

 2.2.6. Các phương pháp chẩn đoán khác

- Phân lập giám định virus

- Công cường độc lợn bản địa đã được tiêm phòng chủ động vắc xin chống Dịch tả lợn cổ điển

- Các phương pháp PCR, ELISA.

III. Biện pháp phòng ngừa bệnh từ xa

Để chủ động ngăn chặn Dịch tả lợn Châu Phi vào nước ta, ngày 12/9/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1194/CĐ-TTg gửi các Bộ, Ngành liên quan, UBND các tỉnh, TP,... tập trung triển khải các biện pháp ngăn chặn chủ động bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, không cho dịch vào Việt Nam.

Cá nhân tôi thiết nghĩ, đây là một trận chiến đầy cam go và khốc liệt, đòi hỏi toàn Bộ, ngành Quân đội, Công an, các lực lượng dân quân, các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và các tỉnh phải:

- Tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân về tính chất nguy hiểm của Dich tả lợn Châu Phi đối với an sinh xã hội

- Thực hành cấm nhập khẩu mọi động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam trong ít nhất 6-9 tháng cho đến khi có thông báo mới của Chính Phủ.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát biên giới, các cảng đường bộ, đường sắt, hàng không, biển đảo và tiêu hủy triệt để động vật và sản phẩm động vật nhập nội bất hợp pháp một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, không thông qua bất cứ thủ tục, quy trình hành chính nào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Văn Năm (2012). Sách Bệnh lợn Việt Nam, NXB Hà Nội, 2012.
  2. The commission of the european communities. COMMISSION DECISION of 26 May 2003 approving an African swine fever diagnostic manual. Official Journal of the European Union, 35-49.
  3. Black D.N and Brown F (1976). Purification and physioco chemical characteristics of ASFV. J.gen. Virol.32, 509-518.
  4. L. K. DIXON (1986). The structure and function of the African swine fever virus genome. Rev. sci. tech. Off. int. Epiz., 1986, 5 (2), 469-475.
  5. Almedral J.M, Blasco R.,....(1984). Restriction site map of African swine fever virus DNA. Viralogy 133, 258-270.
  6. Enjuanes L, Carascora A. and Vinuela E (1976). Isolation and properties of the DNA of African swine fever. J.gen.Virol 32, 479 -492.

 

Tin tức liên quan

Loading...